Bọc răng sứ bị cộm là trường hợp thường xuyên xảy ra nếu thực hiện ở một địa chỉ nha khoa kém hoặc do chế độ vệ sinh ăn uống sau khi bọc răng sứ không đúng cách. Vậy niềng răng hô giá bao nhiêu, nguyên nhân do đâu mà răng sứ bị cộm? Cách khắc phục như thế nào?
Nguyên nhân răng sứ bị cộm
Sau khi làm răng sứ, bạn sẽ có cảm giác hơi lạ trong khoang miệng vì chưa quen. Sau khoảng 3 ngày, bạn sẽ trở lại bình thường, tuy nhiên, cũng có một số trường hợp sẽ thấy cộm cấn rất khó chịu. Nguyên nhân gây ra bọc răng sứ bị cộm có thể là do:
Răng sứ bị cộm cấn gây đau |
- Việc lấy dấu hàm không chính xác: khi mài răng, bác sĩ sẽ vệ sinh lại răng miệng và tiến hành lấy dấu hàm. Nếu dấu hàm không đúng thì việc chế tác răng sứ sẽ không chuẩn xác, không khớp với hàm nên khi lắp mão sứ sé gây ra cộm cấn với cùi răng.
- Kĩ thuật làm răng sứ kém: những nha khoa có cơ sở vậy chất không đảm bảo, thô sơ cũng có thể ảnh hưởng đến việc răng sứ bị cộm.
- Tay nghề bác sĩ kém: sau khi làm răng sứ, bác sĩ không kiểm tra lại khớp cắn để điều chỉnh cho răng phù hợp với hàm, không trám bít khe trống của răng sứ và cùi răng,…
Chính những nguyên nhân trên là lý do khiến cho việc bọc răng sứ bị cộm vì giữa răng sứ và cùi răng không được sát khít với nhau, khiến khi ăn nhai thức ăn dễ bám vào, làm răng không được vững chắc và khiến bạn có cảm giác khó chịu.
Khắc phục răng sứ bị cộm như thế nào?
Khi rơi vào trường hợp bọc răng sứ bị cộm, bạn có thể đến nha khoa để khám lại và kiểm tra nguyên nhân gây ra cộm cấn. Thông thường, sẽ có 2 cách khắc phục như sau:
- Bị cộm do thức ăn giắt vào kẽ răng: bác sĩ sẽ tiến hành làm sạch răng và trám bít khe hở giữa cùi răng và răng sứ lại.
- Răng sứ hơi to gây cộm cấn: mài bớt phần bị nhô ra gây cộm, nếu răng sứ làm sai lệch khớp cắn quá nhiều thì cần phải làm lại răng sứ khác.
Khi bọc lại răng sứ, hãy lựa chọn một loại răng sứ có độ bền cao và có nhiều ưu điểm vượt trội để hạn chế những vấn đề xấu có thể xảy ra. Bên cạnh đó, phải đến nha khoa uy tín để đươcj bác sĩ thăm khám cụ thể và đưa ra phương án khắc phục hiệu quả nhất.
Với các dịch vụ chỉnh nha như bọc răng sứ, cấy implant hay niềng răng hô móm,…cùng với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực thẩm mỹ làm đẹp, tất cả các case chỉnh hình răng tại nha khoa Đăng Lưu đều đảm bảo được hiệu quả và an toàn cao.
Bọc lại răng sứ khi bị cộm |
Để tránh gặp phải sự cố bọc răng sứ bị cộm, ngoài việc chọn địa chỉ nha khoa tốt, bạn phải lựa chọn được kĩ thuật làm răng sứ đạt tiêu chuẩn. Hiện nay, nha khoa Đăng Lưu đã áp dụng công nghệ làm răng sứ CAD/CAM phục hình và chế tạo sứ bằng máy. Mẫu dầu hàm sẽ được scan đưa vào phần mềm, kĩ thuật viên sẽ phục hình giả định trên mẫu dấu hàm và phần mềm. Với quy trình này, răng sứ được chế tạo ra sẽ đảm bảo được chiều cao, độ lồi lõm, bề rộng,…chuẩn xác hơn.
Không những thế, chế độ chăm sóc răng miệng sau khi bọc răng sứ cũng rất quan trọng, ảnh hưởng đến chất lượng và màu sắc của răng sứ rất nhiều. Vì vậy, hãy thực hiện vệ sinh, ăn uống khoa học để bảo vệ răng sứ một cách tối đa nhất.
Hi vọng với những gì chúng tôi chia sẻ về bọc răng sứ bị cộm ở trên đã phần nào mang đến cho bạn một kiến thức bổ ích về răng miệng.
Tg: Ngavvt