Chào bác sỹ nha khoa, bác sỹ có thể tư vấn giúp em răng khôn mọc khi nào uống thuốc gì để giảm đau và giảm sưng hiệu quả được không ạ? Răng khôn của em mọc khoảng 2 tuần nay, lợi sưng to, nhức nhối khiến em rất khó chịu. Mong bác sỹ tư vấn sớm giúp em cho em ạ. Em xin cảm ơn!
Chữa đau mọc răng khôn bằng vị thuốc dân gian
Bên cạnh việc sử dụng thuốc viên dạng nén giảm đau, bạn có thể sử dụng một số bài thuốc trị đau răng hiệu quả, an toàn như:
+ Bồ kết ngâm rượu chữa sâu răng, viêm tủy răng khôn
Cách làm: Phơi khô bồ kết, bẻ vụn đem ngâm rượu hoặc cồn theo tỷ lệ 2 quả + 100ml rượu. Ngâm 3h sau đó chắt bỏ cặn, lấy nước ngậm 10-15 phút. Hiệu quả sẽ rõ rệt sau 1-2 tuần thực hiện.
+ Lá nhãn chữa đau răng khôn:
Cách làm: Sao hỗn hợp vỏ vải + vỏ nhãn + vỏ cây đại+ muối đem bỏ vào bình rượu ngâm 1 ngày, sau đó lấy ra súc miệng cơn đau sẽ thuyên giảm sau 3-4 ngày sử dụng.
(*) Lưu ý: Đau mọc răng khôn uống thuốc gì, liều lượng bao nhiêu cần có chỉ định của bác sỹ, tuyệt đối không tự ý mua thuốc về uống, đặc biệt với người đang mang thai hoặc cho con bú.
Đau răng khôn kéo dài nên làm gì?
Hầu hết các trường hợp đau nhức khi mọc răng khôn thường là dấu hiệu của việc răng khôn bị mọc lệch hoặc mọc ngầm. Vì thế Thuốc giảm đau khi mọc răng khôn chỉ giúp cháu có thể giảm đau tạm thời mà thôi chứ không có tác dụng điều trị tận gốc tình trạng răng khôn bị mọc lệch hay mọc ngầm được.
Do đó, khi mọc răng khôn uống thuốc gì đã không còn tác dụng nữa rồi! Lúc này, cháu cần đến gặp nha sỹ ngay lập tức để được thăm khám tổng quát; chụp X-quang để xác định rõ nguyên nhân gây đau nhức khi mọc răng khôn để từ đó tìm ra cách chữa trị phù hợp nhất.
+ Trong trường hợp răng khôn của cháu mọc thẳng nhưng nó bị lợi trùm lên trên không thể trồi lên được thì các nha sỹ sẽ tiến hành rạch một đường ở nướu để răng có thể đâm lên và mọc bình thường.
+ Trong trường hợp răng khôn bị mọc lệch; mọc ngầm nhưng lệch thì các nha sỹ sẽ tiến hành nhổ bỏ chiếc răng đó đi. Nếu chiếc răng mọc lệch không được nhổ bỏ, lâu ngày các thức ăn thừa sẽ bám lên bề mặt nướu gây viêm nhiễm, răng đâm ra má gây sưng má, thậm chí còn gây ảnh hưởng đến các bộ phận khác trên cơ thể. Khi răng mọc xiên đâm sang răng số 7 sẽ làm nó dễ bị lung lay và suy yếu đi.