Tin mới

Thứ Sáu, 13 tháng 7, 2018

Trường hợp nào đeo hàm duy trì sau niềng răng?

Đeo hàm duy trì sau niềng răng để làm gì và đối tượng nào nên sử dụng hàm duy trì. Tất cả các điều đó đều có trong bài viết ngày hôm nay. Hãy cùng tham khảo nhé. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết phẫu thuật chỉnh hàm hô có nguy hiểm không

Hàm duy trì có công dụng gì? 

Hàm duy trì sau khi niềng răng là tên gọi của các loại dụng cụ hỗ trợ cho bệnh nhân, giúp cho răng ổn định nhanh chóng hơn, đảm bảo kết quả niềng răng. Dụng cụ này có nhiều kiểu, hoặc là khay nhựa, hoặc là bằng móc kim loại, cũng có thể là khung cố định. Các hàm duy trì này sẽ gắn hoặc đeo lên răng của người niềng răng sau khi bệnh nhân tháo mắc cài niềng răng. 

Trường hợp nào đeo hàm duy trì sau niềng răng?-1
Hàm duy trì sau niềng răng*

Không phải ngẫu nhiên mà hàm duy trì sau khi niềng răng có mặt và áp dụng cho những người niềng răng. Đó là bởi khi hàm răng trải qua một đợt chịu lực xiết, cả răng và xương hàm đều còn nhiều nhạy cảm, yếu hơn bình thường và răng vẫn còn chưa ổn định trong xương ổ răng. 

Nhưng do bệnh nhân vẫn phải ăn nhai hàng ngày nên cần có một dụng cụ đặc biệt để bảo vệ kết quả niềng răng, tránh cho các răng bị xô lệch ra khỏi vị trí mới, sai lệch đi thế răng và chiều răng. Hàm này được sử dụng sau khi bệnh nhân niềng răng được tháo mắc cài. Lúc này hàm răng đã có sự đều đặn và đạt tỷ lệ tương quan khớp cắn chuẩn, nhưng chưa chắc khỏe và ổn định. Có thể bạn cần biết bọc răng sứ ở đâu tốt thông tin chia sẻ từ nha khoa.

Hàm duy trì sau khi niềng răng được đeo trong bao lâu? 

Thời gian đeo hàm duy trì sau niềng răng không cố định cho tất cả các trường hợp mà có sự chỉ định linh động cho từng trường hợp. 

Nếu xương hàm và răng không khỏe mạnh, hồi phục lâu thì thời gian đeo hàm duy trì sẽ khoảng 6 tháng. 

Nếu xương hàm và răng khỏe mạnh và chóng hồi phục thì chỉ cần khoảng từ 1 – 3 tháng đeo hàm duy trì. 

Còn nếu hàm răng yếu, thì có thể sẽ phải đeo hàm duy trì dài lâu hơn, thậm chí vĩnh viễn để hỗ trợ. 

Các loại hàm duy trì sau khi niềng răng 

Hàm nhựa trong suốt 

Đây là một loại khay nhựa được thiết kế vừa vặn với hàm răng của người đeo. Hàm nhựa này có dạng tương tự như các khay nhựa tẩy trắng răng và phải đeo 24h trong ngày. Nhưng do được thiết kế bằng nhựa trong suốt nên không lo đến việc mất thẩm mỹ trong khi đeo. Nhưng bạn hoàn toàn có thể tự tháo ra dễ dàng được để vệ sinh. 

Trường hợp nào đeo hàm duy trì sau niềng răng?-2
Hàm duy trì chỉ phù hợp với một số đối tượng*

Hàm cố định 

Hàm này được làm bằng dây thép, được cố định vào phía trong các răng cửa bằng composite. Hàm gắn chặt nên bạn không thể tự tháo rời ra được mà phải nhờ đến bác sỹ. 

Hàm duy trì tháo lắp kim loại 

Hàm duy trì sau khi niềng răng này cũng được thiết kế bằng kim loại, có thể tự tháo lắp được tương tự như sử dụng niềng răng tháo lắp. Loại hàm này có kết cấu và dây kim loại chắc chắn nên cho khả năng giữ răng đúng vị trí là rất cao, cho nên hàm này rất hữu ích đối với những bệnh nhân niềng răng mà phải nhổ răng. 

Cách chăm sóc hàm duy trì sau khi niềng răng 

Khi đeo hàm duy trì sau niềng răng, bạn cần nhớ những điều sau đây: 

– Nếu vì lý do công việc buộc phải tháo hàm, không nên tháo ra quá 12 tiếng trong 6 tháng đầu tiên. 

– Tháo hàm khi ăn và hoạt động thể thao dưới nước. 

– Vệ sinh hàm duy trì sạch sẽ bằng kem đánh răng chuyên dụng. 

– Bảo quản hàm duy trì trong khay hộp chuyên dụng. 

Đối tượng đeo hàm duy trì 

Trẻ em thường phải đeo hàm duy trì tháo lắp cho đến 20 tuổi, khi răng đã mọc đủ và ổn định trên cung hàm. 

Đối với người 20 tuổi trở lên thì sẽ dựa trên tình trạng ổn định của từng trường hợp cụ thể. Nếu cấu trúc răng và xương không tốt có thể bị chỉ định đeo khí cụ duy trì suốt đời.
  • Blogger Comments
  • Facebook Comments
Item Reviewed: Trường hợp nào đeo hàm duy trì sau niềng răng? 9 out of 10 based on 10 ratings. 9 user reviews.
Scroll to Top