Những trường hợp nên làm cầu răng sứ, niềng răng bị lòi chân răng do đâu là câu hỏi được nhiều người gửi về cho các bác sĩ trong những ngày qua. Chuyên gia nha khoa sẽ giúp bạn giải đáp qua bài viết dưới đây.
Khi nào nên làm cầu răng sứ? |
Khi nào nên làm cầu răng sứ?
Hiện nay, phục hình răng bằng kỹ thuật làm cầu răng sứ thường được các bác sĩ chỉ định phổ biến trong những trường hợp sau đây:
- Trường hợp mất một răng hoặc một vài răng, nhất là khi mất các răng xen kẽ.
- Bị mất răng nhưng xương hàm chưa tiêu, 2 răng bên cạnh còn khỏe mạnh để làm trụ cho cầu răng giả.
- Trường hợp khách hàng bị mất răng nhưng tình trạng răng miệng còn tốt, không có bệnh lý.
- Cầu răng sứ trên implant.
Quy trình làm cầu răng sứ tiến hành thế nào?
Dù bạn làm cầu răng ở phòng nha nào, quy trình làm cầu răng sứ này cũng đều phải đảm bảo có những bước cơ bản sau đây:
Bước 1: Tiến hành kiểm tra tình trạng răng miệng tổng quát cho bệnh nhân. Nhất là ở vị trí làm cầu răng để xem răng lân cận có đủ chắc khỏe và đáp ứng đủ yêu cầu áp dụng phương pháp hay không.
Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể chụp X - quang để đánh giá chính xác vùng răng đã mất và đưa ra kế hoạch phục hình cụ thể. Từ kết quả này, bệnh nhân được bác sĩ tư vấn và trao đổi về cách làm và gắn cầu răng sứ.
Bước 2: Để quy trình làm cầu răng sứ được diễn ra an toàn, tránh nguy cơ bị viêm nhiễm chéo, khoang miệng của bệnh nhân được vệ sinh một cách sạch sẽ bằng các thiết bị chuyên dụng hiện đại.
Đồng thời, bệnh nhân cũng được gây tê để việc mài cùi răng không tạo cảm giác đau đớn hay khó chịu.
Bước 3: Khi áp dụng hình thức cầu răng sứ, bệnh nhân phải mài 2 răng thật ở 2 bên vị trí răng đã mất đề làm trụ nâng đỡ. Thông thường, răng thật phải mài từ 0.5 cho đến 2mm để khi lắp mão sứ không gây vướng víu hoặc lung lay.
Bước 4: Sau khi đã lấy dấu răng, bác sĩ và các kỹ thuật viên tiến hành chế tạo răng sứ bằng những công nghệ hiện đại. Răng sứ sau khi hoàn thành vừa có kích thước phù hợp với khớp cắn của bệnh nhân, vừa có màu sắc tự nhiên giống như răng thật. Trong thời gian chờ được lắp cầu răng sứ, bệnh nhân được gắn răng tạm để đảm bảo các chức năng ăn nhai và thẩm mỹ.
Bước 5: Đến lịch hẹn, bệnh nhân tiếp tục đến phòng nha để bác sĩ thử sườn và lắp sứ. Mục đích của công đoạn này là đảm bảo cầu răng vừa khít với hàm và răng thật xung quanh. Nếu đã vừa vặn và phù hợp, bạn được lắp cầu răng một cách chắc chắn và cố định.
Trên đây là quy trình làm cầu răng sứ đạt chuẩn mà tất cả phòng nha đều phải tuân thủ khi thực hiện. Hy vọng với những thông tin này, bạn đã hiểu rõ hơn về dịch vụ cầu răng sứ. Nếu có nhu cầu sử dụng dịch vụ, bạn đừng quên lựa chọn một địa chỉ nha khoa thật sự uy tín và chất lượng nhé!
Bài viết được trích nguồn tại: https://nhakhoadlhcm.blogspot.com
Thông tin liên hệ:
Trung tâm nha khoa Đăng Lưu
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.BìnhThạnh - (+84 8) 6297 7148
Cơ sở 2 : 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 - (+84 8) 6682 0246
Hotline: 08 3803 0578
TG: VT