Niềng răng mắc cài kim loại là phương pháp được đánh giá cao về hiệu quả. Đồng thời, đây cũng là phương pháp giúp tiết kiệm chi phí cho người niềng. Qua đó, giúp khắc phục hiệu quả tình trạng răng hô, móm, thưa, lệch lạc… Vậy niềng răng mắc cài kim loại có những loại nào? Ưu điểm của từng loại ra sao?
Niềng răng mắc cài kim loại là gì?
Niềng răng mắc cài kim loại là nền tảng của các phương pháp chỉnh nha niềng răng hiện đại đã tồn tại từ rất lâu và có hiệu quả đối với chỉnh răng hô, móm, thưa, lệch lạc từ khó đến phức tạp... với chất liệu hợp kim không gỉ như niken- titanium, niềng răng mắc cài kim loại có độ bền cứng chắc có tác dụng đều và ổn định .
Thời gian sử dụng thường từ 12 -18 tháng, đôi khi là 20 hoặc trên 20 tháng, phụ thuộc vào tình trạng bệnh lý của răng hiện tại. Đây là phương pháp niềng răng đau không an toàn và hiệu quả đạt được có thể khiến bệnh nhân hài lòng.
Đặc biệt, phương pháp niềng răng mắc cài kim loại có thể áp dụng cho cả trẻ em và người lớn, giúp lấy lại thẩm mỹ cho gương mặt, cải thiện phục hồi những lỗi trong phát âm do bất thường về cấu trúc răng miệng gây nên. Đồng thời phương pháp này cũng giúp giảm thiểu tối đa các tác hại cũng như các nguy cơ biến chứng do sự sai lệch trong cấu trúc răng gây nên.
Quy trình niềng răng mắc cài kim loại
Để quá trình chỉnh nha đạt được hiệu quả đúng như mong muốn ngoài các yếu tố liên quan tới trình độ chuyên môn của nha sĩ thì phác đồ điều trị rõ ràng theo một quy trình đạt chuẩn cũng cần được đặt lên hàng đầu. Quy trình niềng răng mắc cài kim loại gồm 6 bước như sau:
Bước 1: Đầu tiên, bạn được tiến hành thăm khám tổng quát tình hình răng miệng hiện tại và chụp phim X-quang hàm mặt. Ở bước này, các bác sĩ cũng hướng dẫn, giải đáp cụ thể cho bạn những thắc mắc về dịch vụ chỉnh nha sử dụng mắc cài sứ.
Bước 2: Sau khi đã thu thập đủ thông tin ở bước 1, bác sĩ thực hiện phân tích cấu trúc răng, mức độ răng hô móm, lệch lạc… để lên phác đồ điều trị chi tiết.
Bước 3: Trước khi tiến hành gắn mắc cài, bạn được các bác sĩ lấy dấu mẫu răng bằng thạch cao. Việc lấy dấu mẫu hàm thạch cao nhằm tạo ra một bản sao của hàm răng bệnh nhân giúp bác sĩ có thể nghiên cứu, phân tích tình trạng sai lệch về răng một cách tốt hơn.
Bước 4: Sau khi vệ sinh răng miệng sạch sẽ, điều trị dứt điểm các bệnh lý răng miệng của bệnh nhân, bác sĩ tiến hành gắn các khí cụ chỉnh nha cho bạn.
Bước 5: Chỉnh nha định kỳ là bước cần sự hợp tác chặt chẽ giữa bác sĩ và bệnh nhân. Bạn cần tuân thủ lịch hẹn tái khám, kiểm tra định kỳ theo như kế hoạch bác sĩ đã đề ra để dễ dàng theo dõi sự dịch chuyển của răng cũng như có những điều chỉnh kịp thời để đảm bảo kết quả tốt nhất.
Bước 6: Sau khi tháo mắc cài sứ, máng duy trì tiếp tục đồng hành cùng bạn trong khoảng thời gian dài hay ngắn tùy từng trường hợp theo chỉ định của bác sĩ.
Hiện nay có 2 phương pháp niềng răng mắc cài kim loại chính đó là niềng răng mắc cài kim loại truyền thống và niềng răng mắc cài kim loại tự buộc. Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng, tuy nhiên về mặt hiệu quả là như nhau.